Nâng hạng bằng lái xe ô tô uy tín, nhanh chóng

Bạn muốn nâng hạng bằng lái xe ô tô từ B2 lên C, C lên FC, D hoặc D lên E nhưng chưa biết thủ tục và quy định nâng hạng như thế nào? Đừng lo lắng hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng tôi để được giải đáp cụ thể nhé!

Ngày nay nhu cầu nâng dấu bằng lái xe ô tô là rất cao. Bởi vì các hạng giấy phép lái xe (GPLX) càng cao thì bạn sẽ được điều khiển nhiều loại xe hơn và có cơ hội việc làm tốt hơn. 

Dưới đây Hoclaixe12h.com sẽ chia sẻ với các bạn điều kiện và quy định về nâng dấu bằng lái xe ô tô. Từ đó giúp các bạn thực hiện các thủ tục nâng hạng GPLX đơn giản và nhanh chóng hơn.

Các hình thức nâng dấu bằng lái xe

Các hình thức nâng hạng bằng lái xe

Các hình thức nâng hạng

Nhu cầu nâng hạng bằng lái xe ô tô hiện nay rất cao và mỗi người sẽ có nhu cầu học các loại bằng khác nhau. Theo thống kê, hiện tại có các hình thức nâng hạng GPLX phổ biến như sau:

  • Nâng hạng bằng lái từ B1 lên B2.
  • Nâng hạng bằng lái từ B2 lên C.
  • Nâng hạng bằng lái từ B2 lên D.
  • Nâng dấu từ hạng C lên hạng D.
  • Nâng dấu từ hạng C lên hạng E.
  • Nâng hạng từ C lên FC.
  • Nâng hạng từ D lên E.

Đây chính là những trường hợp nâng dấu bằng lái ô tô, nâng hạng bằng lái xe ô tô phổ biến nhất hiện nay. Và để được nâng hạng bằng lái thì bạn cần phải đáp ứng được đầy đủ điều kiện theo quy định mới áp dụng từ tháng 8 năm 2020.

Điều kiện nâng bằng

Nâng dấu bằng B1 lên B2 phải có 01 năm hành nghề

Bằng B1 lên B2 phải có 01 năm hành nghề

Theo quy định tại khoản 4 khoản 5, điều 10 thông tư số 46/2012/TT-BGTVT, người học cần phải đủ tuổi, đáp ứng điều kiện về sức khỏe, có đủ thời gian hành nghề kinh doanh vận tải và số km lái xe an toàn theo quy định.

Nâng bằng hạng B1 lên B2

Mọi tài xế khi muốn học lái xe B1 lên B2 phải có ít nhất 01 năm kinh nghiệm hành nghề lái xe và có 12.000km lái xe an toàn trở lên.

Nâng bằng lái lên 1 dấu

Các trường hợp nâng hạng GPLX, nâng hạng bằng lái xe ô tô lên 1 dấu như học bằng B2 lên C, C lên D, D lên E hay B2 lên FB2, C lên FC, D lên FD, E lên FE. Khi nâng lên 1 dấu thì tài xế cần đáp ứng được các điều kiện sau:

  • Tài xế phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm hành nghề trở lên
  • Phải có ít nhất 50.000km lái xe an toàn
  • Đáp ứng điều kiện về độ tuổi theo quy định của từng loại GPLX. Bằng C phải từ 21 tuổi,  bằng D phải từ 24 tuổi, bằng E phải từ 27 tuổi trở lên.

Nâng lên 2 dấu

Trường hợp nâng lên 2 dấu, nâng hạng bằng lái xe ô tô 2 dấu như học lái xe oto B2 lên D, thi bằng lái hạng C lên E. Đối với trường hợp này để được nâng dấu bạn phải đáp ứng được điều kiện sau:

  • Thời gian hành nghề từ 5 năm trở lên.
  • Số km lái xe an toàn từ 100.000km trở lên.
  • Người muốn học bằng hạng B2 lên hạng D phải đủ 24 tuổi, và muốn học GPLX từ hạng C lên hạng E phải đủ 27 tuổi.

Quy trình, thủ tục nâng dấu

Hồ sơ nâng hạng bằng lái

Hồ sơ đăng ký

Để được tham gia thi nâng dấu bằng lái xe bạn cần trải qua quy trình cụ thể như sau:

Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ nâng hạng bằng lái xe ô tô cần có các loại giấy tờ sau:

Giấy tờ Số lượng
Bản photo giấy chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng, không cần công chứng 02 bản
Đơn đề nghị học và thi sát hạch GPLX theo quy định 01 bản
Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp 01 bản
Bản khai thời gian hành nghề và số km lái xe an toàn theo mẫu quy định. Người khai phải chịu trách nhiệm về nội dung giấy kê khai trước pháp luật 01 bản
Bản photo có chứng thực bằng tốt nghiệp THCS/THPT hoặc bằng cấp tương đương theo quy định đối với các GPLX hạng D hoặc E 01 bản
Hình 3×4 phông nền xanh đậm 10 tấm
Bản photo giấy phép lái xe hiện có 01 bản

Nộp hồ sơ

Bạn nộp hồ sơ nâng hạng bằng lái xe ô tô với đầy đủ các loại giấy tờ như trên cho trung tâm để đăng ký nhập học. Khi đi nộp hồ sơ bạn cần mang theo bản gốc của các loại giấy tờ trên để kiểm tra đối chiếu.

Nếu giấy tờ hồ sơ nâng hạng bằng lái xe ô tô của bạn hợp lệ, bạn phải đóng học phí để tham gia chương trình đào tạo của trung tâm. Nếu hồ sơ không hợp lệ bạn sẽ được trung tâm hướng dẫn cách hoàn tất hồ sơ theo đúng quy định.

Tham gia học

Học nâng dấu bằng lái xe

Học nâng dấu

Tiếp theo bạn cần tham gia khóa đào tạo với 2 nội dung chính như sau:

Học lý thuyết

Lý thuyết bạn cần ôn tập bộ đề 600 câu hỏi thi sát hạch GPLX ôtô mới nhất năm 2020. Các giáo viên sẽ hướng dẫn lại cho bạn những kiến thức cơ bản về luật giao thông đường bộ.

Bên cạnh đó phần lý thuyết giáo viên cũng chia sẻ với bạn những mẹo học bằng lái nhớ lâu và trả lời đáp án nhanh nhất. Đồng thời chúng tôi cũng chỉ dẫn cho học viên cách làm đề thi thử bằng phần mềm thi lái xe B1 và B2 hay ứng dụng trên điện thoại di động.

Từ đó đảm bảo mọi học viên tự tin khi đi thi sát hạch và nắm vững các kiến thức pháp luật giao thông đường bộ.

Học thực hành

Học thực hành

Học thực hành

Học thực hành 1 kèm 1 từ cơ bản đến nâng cao khi theo học tại trung tâm chúng tôi. Đảm bảo các bạn vững tay lái, giỏi lý thuyết.

Khi học thực hành nâng hạng bằng lái xe ô tô bạn sẽ được hướng dẫn cách vào ga, đạp thắng. Cùng với cách đề pa và cách xử lý các tình huống giao thông nguy hiểm,…

Trung tâm cũng sẽ hướng dẫn các bạn các kỹ thuật điều khiển xe khi thi sát hạch thực hành trong sa hình và trên đường trường. Bạn sẽ được luyện chạy xe với 11 bài thi sa hình thi bằng lái xe B1, B2, C nên bạn sẽ tự tin khi thi và dễ dàng đạt điểm cao.

Thi sát hạch

Sau khi kết thúc khóa học nâng hạng bằng lái xe ô tô bạn cần phải thi tốt nghiệp để có chứng chỉ hành nghề. Học viên phải đậu tốt nghiệp thì trung tâm mới gửi hồ sơ dự thi sát hạch cho Sở Giao thông vận tải.

Để được nâng bằng, học viên phải vượt qua kỳ thi sát hạch nâng hạng bằng lái xe ô tô lý thuyết với các câu hỏi trong bộ đề thi 600 câu hỏi do Bộ Giao thông vận tải phát hành.

Học viên phải vượt qua được 11 bài thi sát hạch trong sa hình và bài thi sát hạch trên đường trường với số điểm tối thiểu là 80/100. 

Phần thi sát hạch thực hành gồm 11 bài thi như sau:

  • Xuất phát.
  • Dừng xe và nhường đường cho người đi bộ.
  • Dừng xe và khởi hành xe ngang dốc.
  • Qua vệt bánh xe và đường hẹp vuông góc.
  • Ngã tư có đèn giao thông.
  • Đi đường vòng quanh co.
  • Dừng xe nơi giao nhau với đường sắt.
  • Thay đổi số và tốc độ trên đường thẳng.
  • Ghép xe ngang vào nơi đổ.
  • Kết thúc.

Thời gian nâng dấu GPLX ô tô là bao lâu?

Thời gian nâng dấu GPLX

Thời gian nâng dấu GPLX

Tùy vào trung tâm đào tạo nâng hạng bằng lái xe ô tô mà thời gian học và thi nâng dấu bằng lái xe của học viên sẽ khác nhau. Tại trung tâm chúng tôi, thời gian học và thi như sau:

  • Đối với GPLX được cấp tại TPHCM thời gian đào tạo là 3 tháng.
  • Đối với GPLX được cấp các tỉnh khác thời gian đào tạo là 5 tháng.

Học phí nâng dấu là bao nhiêu?

Học phí nâng bằng bao nhiêu?

Học phí nâng bằng bao nhiêu?

Học phí đào tạo nâng hạng bằng lái xe ô tô tại trung tâm chúng tôi luôn tốt nhất trên thị trường với mức học phí cụ thể như sau:

Trường hợp Học phí (VNĐ/khóa)
Nâng dấu từ bằng B1 lên B2 5.500.000
Nâng lên 1 dấu 5.500.000
Nâng lên 2 dấu 6.500.000
Nâng từ C lên FC hoặc D lên FC 5.500.000

Học phí nâng dấu GPLX, nâng hạng bằng lái xe ô tô trên đã bao gồm phí tài liệu, giáo viên, phí thuê sân tập lái,….

Địa chỉ nâng dấu bằng lái xe oto uy tín tại TPHCM

Nâng dấu bằng lái xe tại Hoc lái xe 12H

Nâng dấu GPLX

Hiện nay tại Hà Nội, TPHCM có rất nhiều trường dạy học lái xe nổi tiếng nhận được reply phản hồi tích cực từ phía khách hàng. Các trường dạy học lái xe tiêu biểu như Tiến Thành, Cửu Long, Hoàng Gia, Học Lái Xe 12h,….

Học lái xe 12h là một trong những trung tâm đào tạo uy tín hàng đầu tại TPHCM trong những năm qua. Hiện trung tâm đang được nhiều học viên tin tưởng, lựa chọn bởi các lý do sau:

  • Trung tâm uy tín, chất lượng
  • Giáo viên giàu kinh nghiệm, tận tâm
  • Thời gian đào tạo ngắn, lịch học linh hoạt
  • Học phí tốt nhất trên thị trường
  • Học thực hành 1 kèm 1
  • Cơ sở vật chất hiện đại, đầy đủ tiện nghi

Câu hỏi thường gặp

Sau đây chúng tôi sẽ giải đáp một số câu hỏi thường gặp về việc nâng hạng bằng lái xe ô tô.

Bằng ô tô hạng E

Bằng ô tô hạng E

Bằng ô tô hạng E chạy được xe gì?

GPLX hạng E  là loại giấy phép được cấp cho người tài xế để điều khiển các loại xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi. Đồng thời điều khiển các loại xe máy kéo kéo một rơ mooc và các loại xe được quy định cho hạng bằng B1, B2, C, D.

Như vậy với GPLX hạng E bạn được phép điều khiển ô tô khách. Kể cả ô tô khách cỡ lớn hơn 45 chỗ ngồi, xe du lịch, xe khách, xe khách giường nằm, xe buýt, xe tải, xe bán tải và xe taxi.

Lưu ý: Với GPLX hạng E bạn được phép sử dụng trong thời hạn 5 năm. Khi hết thời hạn sử dụng bạn cần thực hiện các thủ tục đổi bằng lái.

Trường hợp bạn sử dụng bằng lái hết hạn điều khiển xe tham gia giao thông trên đường, bạn sẽ bị phạt theo lỗi chạy xe không GPLX.

Tôi muốn chạy xe tải cỡ lớn thì nên thi bằng gì?

Theo quy định, các anh muốn điều khiển xe tải cỡ lớn thì phải có GPLX hạng C. Quy định của Bộ GTVT với GPLX C bạn sẽ lái được xe tải có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn trở lên. Như vậy để điều khiển xe tải cỡ lớn bạn cần GPLX ô tô C hoặc FC hoặc D,… Tùy vào nhu cầu thực tế của mình mà bạn có thể lựa chọn loại bằng phù hợp. Bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết nhất nhé!

Nếu bạn đang có ý định nâng hạng bằng lái xe ô tô thì hãy liên hệ ngay với Học lái xe 12h để được tư vấn, đăng ký lịch học và nhận các ưu đãi hấp dẫn nhất từ chúng tôi nhé!

Thông Tin Liên Hệ:

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Học Lái Xe 12h
Logo